Cao Huyết Áp-Sát Thủ Thầm Lặng
Cao huyết áp – kẻ giết người thầm lặng
Cập nhật 27/11/2013 10:19 AM
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, có
khoảng 30% dân số trên 18 tuổi và một nửa dân
số trên 50 tuổi bị cao huyết áp. Cao huyết áp ít có
những biểu hiện rõ ràng nhưng những biến
chứng mà nó đem lại thường rất nặng nề.
Tổng quan về bệnh cao huyết áp
Huyết áp là sự kết hợp giữa áp lực do tim co
bóp đẩy máu vào hệ động mạch và lực đàn hồi
của thành động mạch, làm cho máu có thể lưu
thông tới các tế bào, cung cấp cho chúng oxy,
các chất dinh dưỡng, nhờ đó mà tồn tại được
sự sống. Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực
đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm
trương).
Huyết áp là thông số đo lực tác động của máu
lên thành động mạch
Huyết áp được đo bằng máy đo huyết áp. Số
đo huyết áp được thể hiện bằng đơn vị mmHg
và gồm 2 chỉ số. Chỉ số đầu tiên được gọi là
huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu, dùng để
đánh giá áp lực của động mạch khi tim co,
bình thường từ 100 – 120 mm Hg. Chỉ số thứ 2
được gọi là huyết áp tối thiểu hay huyết áp
tâm trương, dùng để đánh giá áp lực của động
mạch khi tim giãn, bình thường từ 60 – 80 mm
Hg.
Cao huyết áp còn được gọi là tăng huyết áp,
tăng xông (tension); là một căn bệnh mà áp
lực trong máu động mạch tăng cao mạn tính.
Nói đơn giản hơn là những người có huyết áp
thường xuyên cao hơn mức độ bình thường
được gọi là cao huyết áp.
Tổ chức Y tế Thế giới quy định mức huyết áp
dưới hoặc bằng 140/90mmHg là bình thường,
huyết áp từ 140/90-160/95mmHg-tăng huyết
áp giới hạn, huyết áp trên 160/95mmHg là cao
huyết áp chính thức. Các nghiên cứu ở Việt
Nam cho thấy, huyết áp người Việt Nam bình
thường là 120-75mmHg, trong đó nam giới
122/76mmHg, nữ giới 119/75mmHg.
Tăng huyết áp được chia thành các phân loại
như tăng huyết áp giai đoạn I, tăng huyết áp
giai đoạn II, và tăng huyết áp tâm thu đơn
độc. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là khi
huyết áp tâm thu tăng đi kèm với huyết áp
tâm trương bình thường ở người lớn.
Các triệu chứng của bệnh cao huyết áp thường
rất phức tạp và tuỳ thuộc vào thể trạng của
từng người, cụ thể như sau: nhức đầu, chóng
mặt, ù tai, mất ngủ mức độ nhẹ, hoa mắt…
Ngoài ra, cũng tuỳ bệnh nhân mà các triệu
chứng này có thể dữ dội hơn như: đau vùng
tim, giảm thị lực, người bệnh thở gấp, mặt đỏ
bừng, tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt hoảng…
Để biết chắc người bệnh có bị cao huyêt áp
hay không thì phải dựa vào kết quả chẩn đoán
của các chuyên gia về sức khỏe. Họ sẽ đo
huyết áp cho bạn bằng dụng cụ gọi là huyết
áp kế. Chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp
tâm trương sẽ được ghi nhận và so với bảng
giá trị bình thường.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp
Tổn thương động mạch: Huyết áp cao có thể
gây tổn hại các tế bào, đặc biệt là các lớp lót
bên trong động mạch. Huyết áp cao làm cho
áp lực của máu lưu thông trên các bức tường
của các mạch máu nhiều hơn khiến cách
thành động mạch trở nên dày và cứng.
Cao huyết áp gây ra nhiều biến chứng nặng nề
Áp lực tác động liên tục đến các thành động
mạch có thể dẫn đến một căn bệnh gọi là xơ
cứng động mạch. Xơ cứng động mạch có thể
tiếp tục chặn lưu lượng máu đến tim, thận,
não, cánh tay và chân, dẫn đến nhiều biến
chứng như tê liệt, đột quỵ…
Chứng phình động mạch: Do áp lực cao liên
tục, các thành động mạch có thể bị suy yếu.
Theo thời gian, khi áp lực của máu liên tục di
chuyển qua các động mạch bị yếu sẽ khiến cho
thành động mạch bị phình ra (gọi là chứng
phình mạch). Phình động mạch đe dọa tính
mạng con người, vì nó có thể bị vỡ và gây ra
chảy máu bên trong động mạch.
Đột quỵ: Huyết áp cao cũng làm tăng nguy cơ
đột quỵ. Áp lực rất cao của dòng máu lưu
thông dễ gây ra vết rách ở một mạch máu nào
đó bị suy yếu và dẫn đến chảy máu trong não.
Điều này nếu không được kịp thời phát hiện
và khắc phục sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Ảnh hưởng thị giác: Huyết áp cao có thể làm
vỡ các mạch máu trong mắt. Điều này khiến
cho bạn bị giảm thị lực hoặc mù hoàn toàn.
Suy tim: Huyết áp cao khiến cho tim phải làm
việc cao độ hơn, gây căng thẳng cho tim. Về
lâu dài, tình trạng này sẽ khiến tim làm việc
kém hiệu quả do các cơ tim bị yếu và giảm
hẳn chức năng hoạt động của chúng.
Chứng mất trí: Chứng mất trí xuất hiện có thể
do máu cung cấp đến não không được đầy đủ.
Nguyên nhân gây ra điều này có thể do các
động mạch cung cấp máu cho não bị thu hẹp
hoặc tắc nghẽn. Đây cũng có thể là kết quả của
cơn đột quỵ do sự gián đoạn lưu lượng máu
đến não. Trong cả hai trường hợp, huyết áp
cao đều có thể là thủ phạm.
Rối loạn chức năng tình dục: Nam giới bị
huyết áp cao cũng có thể rơi vào tình trạng
khó duy trị sự cương cứng. Tình trạng này
phổ biến hơn ở những nam giới 50 tuổi trở
lên. Nguyên nhân là bởi vì huyết áp cao gây
áp lực lên niêm mạc của các mạch máu, làm
cho động mạch cứng và hẹp lại, điều này hạn
chế lưu lượng máu chảy đến cơ quan sinh
dục.
Huyết áp cao làm giảm lưu lượng máu đến âm
đạo của người phụ nữ, kết quả là dẫn đến sự
suy giảm ham muốn tình dục hoặc giảm kích
thích, âm đạo bị khô, khó đạt được cực khoái.
Loãng xương: Huyết áp cao làm tăng lượng
canxi mà là trong nước tiểu của bạn. Điều
này khiến cho cơ thể bị mất quá nhiều canxi
qua đường tiết niệu, lượng canxi bổ sung cho
xương bị ít đi. Tình trạng này kéo dài có thể
gây mất mật độ xương hoặc loãng xương.
Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra cao
huyết áp vẫn chưa được biết rõ nhưng có một
số yếu tố có mối liên kết rất chặt chẽ với căn
bệnh này.
Tuổi: Đa số những người bị bệnh huyết áp cao
đều là người từ tuổi trung niên: Ở nam giới
khoảng 40-45 tuổi, còn phụ nữ thì sau thời kỳ
mãn kinh. Tăng huyết áp ở độ tuổi này chủ
yếu do động mạch trở nên cứng hơn, mà
nguyên nhân là do xơ cứng động mạch.
Người già dễ bị bệnh cao huyết áp
Di truyền: Điều này cũng khá phổ biến bởi
theo thống kê có nhiều trường hợp bị huyết áp
cao có cùng quan hệ huyết thống.
Thừa cân, béo phì: Theo kết quả nghiên cứu
khảo sát, những người béo phì thường có nguy
cơ bị huyết áp cao gấp 2 đến 3 lần so với
người bình thường.
Ít hoạt động thể chất: Với người có lối sống ít
vận động sẽ thường xuyên tăng nhịp tim, loạn
nhịp hoặc huyết áp cao do các tường ngăn của
động mạch. Ngoài ra, lối sống lười vận động
sẽ là một nguyên nhân gây béo phì và thừa
cân.
Hút thuốc lá: Các nhà khoa học cho rằng,
ngay tại thời điểm chúng ta hút thuốc hoặc
nhai thuốc thì huyết áp lúc đó cũng tăng lên
đáng kể. Vì các thành phần hóa học có trong
thuốc lá làm thay đổi thành niêm mạc của
động mạch, dẫn đến áp lực tăng gây ra các
triệu chứng của bệnh huyết áp cao. Hơn nữa,
những người hút thuốc thụ động cũng có
những tác động tương tự.
Chế độ ăn uống: Không nên ăn quá mặn bởi
lượng natri cao sẽ góp phần đẩy nhanh tình
trạng bệnh xấu đi. Bổ sung đầy đủ hàm lượng
kali, canxi, sẽ giúp điều chỉnh sự cân bằng của
natri trong tế bào, hoặc các enzyme sản xuất
ra từ thận.
Sử dụng quá nhiều loại thuốc cũng dễ gây
bệnh cao huyết áp
Do tác dung phụ của thuốc: Một số thuốc có
tác dụng phụ làm tăng huyết áp. Bệnh nhân
sử dụng thuốc cần lưu ý đến vấn đề này.
Bệnh tật: Các bệnh tiểu đường, bệnh thận,
ngưng thở khi ngủ, hàm lượng cholesterol cao
cũng làm tăng đáng kể nguy cơ huyết áp cao.
Ngoài ra, sự căng thẳng cũng gây ra huyết áp
cao tạm thời nhưng lại rất nguy hiểm, có thể
ảnh hưởng đến nhịp tim, thận, mắt và hệ
thần kinh.
Tính chất công việc: Đối với những người làm
việc văn phòng, do tính chất công việc phải
ngồi lâu rất dễ có nguy cơ bị cao huyết áp.
Ngoài ra, một số nguyên nhân dẫn đến tăng
huyết áp phải kể đến khả năng hấp thụ canxi,
kali, magie, và vitamin D. Uống rượu nhiều và
căng thẳng thường xuyên cũng làm tăng nguy
cơ bị cao huyết áp.
TIN TỨC KHÁC